moi

Thứ Tư, 8 tháng 3, 2017

Các trường Đại học, Học viện thuộc Quân đội và Công an 2017

Các trường Đại học, Học viện thuộc Quân đội và Công an 2017


Các trường Đại học, Học viện thuộc Quân đội và Công an 2018 Những điểm cần lưu ý khi dự thi các trường Quân đội – Công an,Các trường khối ngành Quân đội – Công an có đặc thù riêng trong việc tuyển sinh và đào tạo, bài viết này sẽ tổng hợp một số lưu ý đáng chú ý để các bạn quan tâm có thể theo dõi và tham khảo.Tổng cục XDLL CAND cho biết, Tổng cục vừa phê duyệt phương thức tuyển sinh vào các trường CAND hệ chính quy năm 2017. Đây là phương thức tuyển sinh được triển khai theo theo phương án đổi mới của Bộ GD & ĐT. Theo đó, đối với tuyển sinh đại học, ứng viên vẫn phải trải qua khâu sơ tuyển đảm bảo các tiêu chuẩn về độ tuổi, sức khỏe, học lực, hạnh kiểm, lý lịch theo quy định của Bộ Công an.
Các trường Đại học, Học viện thuộc Quân đội và Công an 2018:Về phương thức tuyển sinh: Các học viện, trường đại học CAND tuyển sinh theo phương thức sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển. Học sinh (kể cả học sinh tốt nghiệp THPT các năm trước), chiến sỹ hoàn thành phục vụ có thời hạn trong CAND, hoàn thành nghĩa vụ quân sự (theo hộ khẩu thường trú); chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong CAND (theo nơi đóng quân) có nguyện vọng dự tuyển vào các trường CAND phải đăng ký, thi kỳ thi THPT quốc gia ở các cụm thi quy định của Bộ GD & ĐT.
TT    Mã trường           Tên trường Công an
1    ANH                    Học viện An ninh Nhân dân
2   CSH                     Học viện Cảnh sát Nhân dân
3   CTB/CTN              Học viện Chính trị Công an Nhân dân
4    ANS                    Trường Đại học An ninh nhân dân
5  CSS                      Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
6  PCH / PCS             Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
7  HCB / HCN             Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân
8   AD1                       Trường Cao đẳng An ninh Nhân dân I
9  AD2                         Trường Cao đẳng An ninh Nhân dân II
10  CD1                       Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I
11 CD2                       Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân II
12
TT      Mã trường          Tên trường Quân đội
1       KQH / DQH         Học viện Kỹ thuật Quân sự
2     YQH /  DYH          Học viện Quân Y
3     NQH / DNH          Học viện Khoa học Quân sự
4     BPH                    Học viện Biên phòng
5   HEH / HFH             Học viện Hậu cần
6    PKH                      Học viện Phòng không - Không quân
7  HQH                        Học viện Hải Quân
8 LCH                         Trường Đại học Chính trị (Trường Sĩ quan Chính trị)
9  LAH                        Trường Sĩ quan Lục quân 1 (ĐH Trần Quốc Tuấn)
10 LBH                       Trường Sĩ quan Lục quân 2 (ĐH Nguyễn Huệ)
11   PBH                     Trường Sĩ quan Pháo binh
12    TGH                    Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp
13  DCH                       Trường Sĩ quan Đặc công
14  HGH                      Trường Sĩ quan Phòng Hóa
15    SNH / ZCH          Trường Sĩ quan Công binh
16   TTH / TCU            Trường Sĩ quan Thông tin
17   KGH / KGC          Trường Sĩ quan không quân
18   ZNH                    Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội
19   VPH / ZPH         Trường Sĩ quan Kỹ thuật QS Vinhempich (ĐHTrần Đại Nghĩa)
20  QPH                   Trường Cao đẳng công nghiệp Quốc phòng
21  COT                   Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ô tô

Súng ngắn K14 do Việt Nam sản xuất

    Thời gian gần đây, công nghiệp quốc phòng của Việt Nam đã có nhiều thành tựu quan trọng thể hiện ở một số thành công trong các sản phẩm được công bố. Việc tự nghiên cứu, thiết kế, sản xuất thành công súng ngắn K14 là một ví dụ cho thấy sự phát triển vượt bậc của Công nghiệp Quốc phòng. Không chỉ K14, Việt Nam đã tiếp thu dây chuyền sản xuất lắp ráp hàng loạt súng trường tiến công Galil ACE 31/32 mà Israel thiết kế, chế tạo thành công súng phóng lựu cỡ 40 mm kiểm MGL MK-1 hay chế tạo thành công pháo tự hành 105mm bánh lốp. Vietquansu sẽ lần lượt giới thiệu tới bạn đọc trong các bài viết tiếp theo, còn trong bài này xin phép chỉ đề cập tới súng ngắn K14.





   Trong quá trình nghiên cứu bản vẽ sản phẩm súng K-54VN, nhóm đề tài thuộc nhà máy Z111 đã có một số cải tiến về nòng súng, thân khóa nòng, thân súng, hộp tiếp đạn, nghiên cứu thay đổi làm cho các mối ghép chính xác hơn, đảm bảo súng hoạt động tin cậy và chính xác.

1. Cải tiến:
   Thân khóa nòng súng ngắn K-14 được thiết kế dài hơn cho phù hợp với chiều dài của nòng. Phần tay cầm được thiết kế dày và dài hơn để chứa hộp tiếp đạn 13 viên. Qua thực tế sử dụng, K-14 đã chứng tỏ nhiều điểm ưu việt so với các phiên bản súng ngắn K-54 như:
- Độ dài của nòng lớn hơn dẫn đến độ chính xác cao hơn.
- Chất thép tôi luyện nòng tốt dẫn đến độ bền cao.
- Tay cầm của súng thiết kế to, chắc chắn, phù hợp với vận động viên.
- Băng đạn 13 viên (so với băng đạn 8 viên của K-54) đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong các bài bắn.
- Súng được gia công với chất lượng cao tương đương K54-M2
- Súng K14 có 3 phiên bản khác nhau: Phiên bản đầu sử dụng ốp lót tay bằng gỗ, 2 phiên bản sau bằng phíp. Phiên bản thứ hai sử dụng chốt thanh trượt, phiên bản mới nhất không sử dụng. 

2.So sánh với súng K54:
- Chiều dài nòng của K14 dài 12,7 cm, nòng K54 dài 11,9 cm.
-Súng K14 vẫn sử dụng loại đạn 7,62 x 25 mm TT cùng K54. Hộp tiếp đạn của K14 nạp kiểu hai hàng đạn, chứa được 13 viên, của K54 chỉ có 1 hàng đạn, chứa 8 viên. Hai súng không thể đổi hộp tiếp đạn cho nhau.
- Nhờ nòng dài, K14 cho độ chính xác tốt hơn.
- Tay cầm của K14 ban đầu to, ốp gỗ không phù hợp cho nữ. Chốt chẻ cố định kim hỏa khiến tháo lâu, dễ gẫy. Phiên bản K14 sau đã cải tiến sử dụng báng gọn hơn, ốp phíp tháo nhanh hơn. Đỡ kim hỏa gá sau theo kiểu súng ngắn Browning MK3 của Bỉ.
- Đối với thân khóa nòng, súng ngắn K14 được thiết kế dài hơn cho phù hợp với nòng súng, các kích thước rãnh trượt chính xác hơn để rà lắp chính xác và giảm độ sai lệch khi bắn


   Cải tiến của súng K14 nhìn sơ bộ có thể thấy được là nó lớn hơn khẩu K54, kéo theo thân khóa nòng dài hơn, nòng dài hơn và đặc biệt thân súng không những dài mà còn lớn hơn để chứa băng đạn lớn hơn. Đấy là những khác biệt về sơ bộ, đi sâu vào trong còn có nhiều khác biệt rõ ràng so với súng K54-VN. Thân súng K14 phương án cũ chỉ lắp băng đạn một dãy, sang súng K14-VN lắp phương án 2 dãy, kéo theo thân súng thay đổi kích thước, kĩ thuật rất nhiều.


   Đầu tháng 10/2014, 50 khẩu súng ngắn K14 đã được bàn giao cho các đơn vị Quân đội Nhân dân Việt Nam, trực tiếp là Đoàn bắn súng quân dụng bắn thử nghiệm thành công tại trường bắn Miếu Môn.Qua phản ánh của các vận động viên tương đối tốt nhưng tay cầm của súng thiết kế to hơn súng K54 không phù hợp với vận động viên nữ thường có bàn tay nhỏ.
Hết.

Tướng Mỹ đánh giá về sự vượt trội của xe tăng Nga T-14 Armata

Tướng Mỹ đánh giá về sự vượt trội của xe tăng Nga T-14 Armata

Tuấn Sơn Theo Quân đội Nhân dân • 7 giờ trước

Ngày 7-3, trả lời phỏng vấn kênh truyền thanh AM 97, tướng Mỹ về hưu Wesley Clark, cựu chỉ huy trưởng lực lượng NATO tại châu Âu, đã lên tiếng khen ngợi dòng xe tăng thế hệ mới của Nga T-14 Armata và coi đây là dòng xe tăng vượt trội so với các đối thủ phương Tây hiện nay.
Theo lời ông này, Quân đội Mỹ sẽ cần thế hệ xe tăng hoàn toàn mới để đối phó với đối thủ bên kia bờ đại dương này.
"Xe tăng thế hệ mới của Nga với hệ thống phòng ngự chủ động và tháp pháo tự động hóa không người lái có khả năng bảo vệ hơn hẳn các dòng xe tăng hiện đại khác trên thế giới.
Công nghệ vỏ giáp áp dụng trên xe tăng này như , chúng ta (Quân đội Mỹ) hiện vẫn chưa có sản phẩm tương xứng. T-14 chính là hình mẫu để chúng ta phát trên thế hệ xe tăng mới vào những năm 2030", ông W. Clark cho biết.
Tướng Mỹ đánh giá về sự vượt trội của xe tăng Nga T-14 Armata - Ảnh 1.
Tướng Mỹ đánh giá về sự vượt trội của xe tăng Nga T-14 Armata - Ảnh 2.
Xe tăng T-14 Armata / Rian.
Theo các nguồn tin công khai, Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ tăng, xe cơ giới (TARDEC) thuộc Lầu Năm góc mới đây đã bắt tay vào phát trên xe tăng thế hệ mới dành cho Quân đội Mỹ.
Các thông tin liên quan tới dòng xe tăng mới nói trên chưa được tiết lộ, nhưng giới chuyên gia nhận định, xe tăng mới của Mỹ sẽ là nền tảng khung gầm thiết giáp hạng nặng đa dụng để sử dụng cho nhiều phương tiện chiến đấu khác nhau.
Giới chức quân sự Mỹ hy vọng, nền tảng xe tăng mới sẽ xuất hiện vào những năm 2030. Chúng sẽ thay thế hoàn toàn các đơn vị xe tăng M1A2 SEP Abrams hiện có. Chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá, xe tăng Abrams là nền tảng thiết kế cũ và khả năng nâng cấp đã chạm mức giới hạn cuối cùng.
Trong thời gian chờ đợi thế hệ xe tăng mới ra mắt, Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục nâng cấp và sử dụng xe tăng M1A2 SEP v4 Abrams tới cuối những năm 2020.
Với gói nâng cấp này, xe tăng Abrams sẽ được trang bị thế hệ đạn pháo tăng đa dụng mới AMP và thiết bị hỗ trợ quan sát FLIR thế hệ thứ 3 giúp tăng cường khả năng quan sát và ngắm bắn của kíp lái.
Xe tăng T-14 Armata đã được giới thiệu chính thức tại lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng phát xít 9-5-2015 tại Quảng trường Đỏ.
Điểm nổi bật của xe tăng Armata là kết cấu dạng mô-đun, tháp pháo đặc và điều khiển hoàn toàn từ xa, kíp lái ngồi trong khoang bọc thép ở thân xe giúp tăng khả năng sống sót khi xe trúng đạn, kể cả khi khoang đạn phát nổ.
Việc Nga giới thiệu xe tăng Armata đã buộc Mỹ và phương Tây phải xem xét lại toàn bộ chương trình nâng cấp và phát triển xe tăng mới. Trong nhiều thập kỷ qua, Mỹ và các quốc gia NATO chỉ tập trung vào nâng cấp các nền tảng xe tăng-thiết giáp hiện có, mà không phát triển các dòng xe tăng thế hệ mới.

Nhật Bản chuyển giao tàu tuần tra cỡ lớn cho đối tác Đông Nam Á

Nhật Bản chuyển giao tàu tuần tra cỡ lớn cho đối tác Đông Nam Á

K.N Theo Trí Thức Trẻ 

Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA) sắp đưa vào biên chế tàu tuần tra Erimo số hiệu PL 02 do Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (Japan Coast Guard - JCG) viện trợ.
Hôm 19/1/2017, lễ bàn giao và đổi tên con tàu (bây giờ được gọi là KM Pekan) đã diễn ra tại cảng Innoshima ở Hiroshima. 
Nhật Bản chuyển giao tàu tuần tra cỡ lớn cho đối tác Đông Nam Á - Ảnh 1.
Thuyền viên tàu PL 02 làm lễ bàn giao và đổi tên hôm 19/1. Ảnh: malaysiandefence
Theo các phương tiện truyền thông, dự kiến vào đầu tháng 3, con tàu có lượng giãn nước đầy tải 2.066 tấn, chiều dài 91,5 m này sẽ chính thức hoạt động trong Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (Malaysian Maritime Enforcement Agency), và trở thành tàu tuần tra lớn nhất của MMEA.
Nhật Bản chuyển giao tàu tuần tra cỡ lớn cho đối tác Đông Nam Á - Ảnh 2.
Tàu tuần tra KM Pekan số hiệu 9203 của Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia (MMEA), trước đây là tàu PL 02 Erimo của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản. Ảnh: forum.lowyat.net
Thỏa thuận chuyển giao tàu tuần tra cho Malaysia được ký kết vào mùa thu năm 2016, nội dung cụ thể là Nhật Bản sẽ viện trợ cho quốc gia Đông Nam Á này 2 tàu tuần tra chuẩn bị rút khỏi biên chế JCG.
Nhật Bản chuyển giao tàu tuần tra cỡ lớn cho đối tác Đông Nam Á - Ảnh 3.
Tàu tuần tra PL 02 Erimo khi còn trong biên chế Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản. Ảnh: malaysiandefence
Chiếc KM Pekan sẽ chính thức ra mắt trong đội hình MMEA tại Triển lãm quốc phòng LIMA-2017 được tổ chức tại đảo Langkawi  từ ngày 21 đến 25/3/2017. 
Ngoài ra trong năm 2017, Malaysia sẽ tiếp tục nhận thêm tàu tuần tra cỡ lớn thứ hai từ JCG là PL 01 Oki, nó sẽ mang tên mới là Arau, cả hai tàu đều bị Nhật Bản tháo bỏ vũ khí trước khi chuyển giao.
Nhật Bản chuyển giao tàu tuần tra cỡ lớn cho đối tác Đông Nam Á - Ảnh 4.
Tàu tuần tra KM 9203 Pekan nhìn thẳng từ phía trước. Ảnh: forum.lowyat.net
PL 02 Erimo là tàu đầu tiên trong loạt 7 chiếc của lớp này, phục vụ trong JCG từ năm 1991. Còn PL 01 lớp Oki (trước năm 1997 mang tên Nojima) được sản xuất chỉ với một chiếc duy nhất và đưa vào hoạt động trong năm 1989, nó có lượng giãn nước đầy tải 1.500 tấn, chiều dài 87 m.

Hai trận thắng vang dội của xe tăng VN: Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay lịch sử lặp lại?

Hai trận thắng vang dội của xe tăng VN: Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay lịch sử lặp lại?

Quân đội VNCH tháo chạy khỏi Tây Nguyên tháng 3 năm 1975. Ảnh: Tư liệu


Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt Theo Thời đại • 6 giờ trước
Khi đặc công nổ súng trong thị xã, xe tăng sẽ xuất kích và ủi đổ cây để mở đường và cơ động với tốc độ cao nhất để có mặt đúng giờ hiệp đồng.

LTS: Trong cuộc tổng tiến công nổi dậy Mùa Xuân 1975, Bộ Thống soái tối cao đã lựa chọn Buôn Ma Thuột là trận then chốt quyết định bởi nếu chiếm được thị xã này sẽ làm rung chuyển cả Tây Nguyên và miền Nam.
Xin trân trọng giới thiệu với độc giả loạt bài của Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt (Nguyên Trưởng ban KH-CN-MT Trường Sĩ quan Tăng Thiết giáp, nguyên chiến sĩ lái xe tăng số 380 thuộc Đại đội 4, Lữ đoàn 203, cùng đơn vị với các xe tăng 390 và 843 húc đổ cổng Dinh Độc Lập trưa 30-04-1975) về trận đánh lịch sử đó.
Trong cuộc sống cũng như trong chiến tranh có những sự trùng hợp không dễ lý giải. Sự trùng hợp đó có thể do khách quan mang lại, cũng có thể do con người tạo nên. Nhưng dù thế nào đi nữa nó cũng mang lại những điều hết sức lý thú và để lại nhiều câu hỏi mà hậu thế phải nghiền ngẫm tìm cách trả lời.
Trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, trận tiến công điểm cao 543 (Đường Chín - Nam Lào 1971) và trận tiến công Buôn Ma Thuột (chiến dịch Tây Nguyên 1975) có một sự trùng hợp dù không lớn nhưng đã tác động khá nhiều đến kết quả trận đánh.
Nằm trên đỉnh cao chót vót cũng không thể thoát
Tháng 2 năm 1971, nhằm cắt đứt tuyến đường chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc vào chiến trường miền Nam, dưới sự cố vấn của các tướng lĩnh Mỹ, quân lực Việt Nam cộng hòa (VNCH) quyết định mở chiến dịch Lam Sơn 719 đánh sang Nam Lào.
Hai trận thắng vang dội của xe tăng VN: Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay lịch sử lặp lại? - Ảnh 1.
Tổng quân số tham gia cuộc hành quân mang tên Lam Sơn 719 này lên tới hơn 3 vạn quân chủ lực VNCH cùng với một khối lượng lớn phương tiện chiến tranh: 460 xe tăng, thiết giáp, 250 khẩu pháo, 700 máy bay trong đó có 300 máy bay lên thẳng. Nhiệm vụ tiếp vận, yểm trợ cho cuộc hành quân vẫn do quân đoàn 24 Hoa Kỳ đảm nhiệm.
Thành phần chính của cuộc hành quân Lam Sơn 719 do chiến đoàn 1 Ðặc Nhiệm đảm trách, gồm lữ đoàn 1 Dù và lữ đoàn 1 Thiết Kỵ tăng phái, có nhiệm vụ tiến dọc đường số 9 về hướng Tây để chiếm mục tiêu chính là Sê-Pôn. Cánh quân hỗn hợp này được đặt dưới quyền chỉ huy của đại tá Nguyễn Trọng Luật.
Để bảo vệ mặt Bắc cho cuộc hành quân, lữ đoàn 3 Dù dưới quyền chỉ huy của đại tá Nguyễn Văn Thọ có nhiệm vụ thiết lập một số căn cứ hỏa lực ở phía Bắc đường số 9 để yểm trợ cho lực lượng chính. Trong đó điểm cao 543 (phía VNCH gọi là "Căn cứ hỏa lực 31") do 1 tiểu đoàn trấn giữ và cũng là nơi đặt Sở chỉ huy lữ đoàn.
Hai trận thắng vang dội của xe tăng VN: Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay lịch sử lặp lại? - Ảnh 2.

Xe tăng PT-76 số hiệu 555 từng chiến đấu tại Bản Đông năm 1971. Ảnh: VOV.
Điểm cao 543 nằm ở tây - bắc Bản Đông, cách đường Chín khoảng 7 km, cách đường 16A - con đường chạy theo hướng bắc - nam và giao nhau với đường Chín tại Bản Đông khoảng 2 km.
Nằm ở đó điểm cao 543 có khả năng khống chế mọi hoạt động trên đường 16A, ngăn chặn các cuộc chuyển quân của Quân giải phóng tiếp cận Bản Đông để bảo vệ an toàn cho sườn bắc lực lượng xung kích.
Do vậy ngay khi chiến đoàn 1 Đặc Nhiệm chuẩn bị vượt biên giới phía VNCH đã cho trực thăng đổ bộ Lữ đoàn 3 Dù xuống đây cùng với một khối lượng lớn trang bị và vật tư các loại.
Với một đại đội công binh trong tay, chỉ sau vài ngày điểm cao 543 đã thực sự trở thành một cứ điểm vững chắc với hơn 200 công sự chiến đấu bằng gỗ đất, 7 hầm ngầm dành cho sở chỉ huy lữ đoàn, một trận địa pháo với 6 khẩu lựu pháo 105 mm, một trận địa 4 khẩu cối 106,7 mm và một sân đỗ cho máy bay trực thăng.
Xung quanh cứ điểm địch đã thiết lập được 3 hàng rào dây thép gai, trên các hướng quan trọng có bãi mìn và một số vật cản chống tăng. Ngoài việc chốt giữ trong cứ điểm hàng ngày lực lượng trú phòng còn xua quân đi lùng sục xung quanh nhằm phát hiện lực lượng và đánh phá các kho hàng của Quân giải phòng ở khu vực này.
Nhiệm vụ tiến công điểm cao 543 được Bộ Tư lệnh B70 giao cho Trung đoàn BB 64, Sư đoàn 320 được tăng cường Đại đội XT 9, Tiểu đoàn 198 và một số đơn vị binh chủng khác. Qua trinh sát thực địa thấy rằng điểm cao 543 là điểm cao nhất trong một dãy 5 điểm cao trải dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam.
Để đưa được xe tăng lên điểm cao 543 chỉ có một con đường duy nhất là từ hướng Đông Nam và phải vượt qua 4 mỏm khác có độ cao thấp hơn. Tuy nhiên, con đường đó bị cản trở bởi rất nhiều cây to mà nếu hạ trước thì sẽ bị lộ hướng tiến công. Đó là bài toán khó đặt ra trước các chỉ huy trận đánh.
Nhưng cái khó đã ló cái khôn! Các chiến sĩ công binh đã đưa ra sáng kiến không hạ cây mà chỉ cưa khoảng 3/4 đường kính cây ở phía hướng xe tiến. Đến giờ xuất kích xe tăng sẽ ủi đổ cây và càn lướt đi để cơ động.
Cho đến giờ, cũng không biết tác giả của sáng kiến này là ai song nó đã phát huy tác dụng. Trưa 25.02.1971, các xe tăng của Đại đội xe tăng 9 xuất kích và dẫn dắt bộ binh tiến công địch theo đúng kế hoạch.
Xe tăng PT-76 số hiệu 555 đã tung hoành trong cứ điểm, quần thảo trên nóc hầm chỉ huy khiến cho đại tá Nguyễn Văn Thọ, lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 Dù cùng toàn bộ Bộ tham mưu hoảng sợ xin hàng.
Hai trận thắng vang dội của xe tăng VN: Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay lịch sử lặp lại? - Ảnh 3.

Đánh chiếm trại Mai Hắc Đế, thị xã Buôn Ma Thuột trong Chi6ến dịch Tây Nguyên, tháng 3- 1975. Ảnh tư liệu
Lịch sử có lặp lại?
Mùa Xuân 1975, để chuẩn bị tiến công thị xã Buôn Ma Thuột, xe tăng của Trung đoàn xe tăng 273 cùng các lực lượng bộ binh và binh chủng kỹ thuật khác đã bí mật cơ động đến vị trí tập kết ở phía tây thị xã này với khoảng cách 20-30 km và tiến hành công tác chuẩn bị mọi mặt cho trận đánh.
Bởi đây được coi là trận then chốt quyết định của chiến dịch nên công tác bảo đảm bí mật cho trận đánh này được đặt lên hàng đầu. Vì thế, mọi hoạt động chuẩn bị chiến đấu đều phải chấp hành hết sức nghiêm túc, chặt chẽ.
Trong đó, bài toán: làm thế nào để mở được đường cơ động cho xe tăng và các phương tiện kỹ thuật mà không làm lộ bí mật hướng tiến công lại được đặt ra trước Bộ Tư lệnh chiến dịch.
Sở dĩ nói như vậy bởi địa hình Nam Tây Nguyên tuy khá bằng phẳng, ít đèo dốc cao, lại đang giữa mùa khô... việc mở đường khá thuận lợi. Tuy nhiên, đại ngàn Tây Nguyên vẫn bao quanh thị xã bởi rất nhiều cây lớn mà nếu một cây bị đốn hạ sẽ lập tức gây sự chú ý cho quân trú phòng ngay.
Và rồi một sáng kiến đã được đưa ra: Cưa sẵn 3/4 đường kính cây nhưng không cho cây đổ. Khi đặc công nổ súng trong thị xã, xe tăng sẽ xuất kích và ủi đổ cây để mở đường và cơ động với tốc độ cao nhất để có mặt đúng giờ hiệp đồng.
Mọi chuyện đã diễn ra đúng như kế hoạch.
Vào lúc 2 giờ sáng ngày 10 tháng Ba năm 1975, khi lực lượng đặc công và phân đội pháo phản lực nổ súng tiến công sân bay cùng một vài mục tiêu khác trong thị xã thì cũng là lúc các phân đội xe tăng nổ máy, bật đèn pha, ủi đổ cây to cưa sẵn, càn lướt vượt qua cây nhỏ để rồi rạng sáng hôm đó có mặt tại vị trí xuất phát tiến công.
Và chỉ đến trưa hôm sau - ngày 11 tháng Ba, thị xã Buôn Ma Thuột đã hoàn toàn bị Quân giải phóng làm chủ, tạo nên một cơn địa chấn làm rung chuyển Quân khu 2 cũng như toàn miền Nam.
Vậy là sau 4 năm, lịch sử đã lặp lại sáng kiến này và đã đem lại một kết cục tuyệt hảo! Và cho đến nay, cũng không ai biết đích xác tác giả của sáng kiến này là ai?
Phải chăng, có một chiến sĩ công binh đã từng mở đường lên điểm cao 543 ngày trước đã có mặt ở Buôn Ma Thuột 4 năm sau? Hay đó chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên của lịch sử? Nhưng dẫu sao thì đó cũng là một sự trùng hợp lý thú và có hậu!